Cách học đàn guitar không quá khó cho bạn

Người đăng: manhhaok on Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Còn nếu bạn chỉ muốn học đàn guitar ở mức có thể đệm hát với bạn bè hoặc bạn không có nhiều thời gian để luyện tập thì bạn sẽ có cách học đàn guitar dễ dàng hơn.




Học đàn guitar có khó không ?


Thật ra học đàn guitar là khó: Đầu tiên bạn phải nắm vũng nhạc lý về âm thanh, sau đó bạn phải tập từ từ từng nốt một , tập đến chai cả tay, mỏi cả lưng. Tập đến khi bạn nghe và cảm được âm thanh của mình, và bạn đã thạo hết về cây đàn của mình thì lúc đó mới gọi là thành được,



Học đàn guitar cũng dễ : Vì với sự đam mê vô hạn cho chiếc đàn này, với mỗi âm thanh ngân lên là làm bạn vui sướng, mỗi lần ở bên cây đàn là thời gian giả trí của bạn thì chắc chắn bạn sẽ chơi đàn guitar dễ dàng và thành thạo không biết lúc nào.




Cách học đàn guitar không quá khó cho bạn


Đam mê chơi guitar


Đây là yếu tố đầu tiên quan trọng, bạn có chắc là mình đam mê chơi đàn guitar hay không, nếu không chắc bạn có thể chọn một loại nhạc cụ khác. Đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và có đủ kiên trì để bạn theo đuổi tới lúc thành công.


Khi mới tập bạn sẽ thấy đau nhức các đầu ngón tay vì việc bấm phím, các ngón tay sẽ bị chai đi và mất cảm giác, tuy nhiên đó chỉ là giai đoạn đầu, vượt qua được bạn sẽ thấy dễ dàng hơn.


Đam mê chơi đàn là động lực lơn cùng với ước mơ trở thành một tây chơi guitar chuyên nghiêp , chơi các  bản nhạc nổi tiếng hay để  được tham gia một nhóm nhạc nào đó sẽ giúp bạn theo đuổi tới cùng .


Chọn một cây đàn guitar chất lượng


Chọn riêng cho mình một cây đàn guitar vừa ý, vừa người với bạn, không quá to mà cũng không quá nhỏ, vừa tầm để bạn cầm dễ dàng và ngồi thoải mái là được. 

Âm thanh của đàn guitar cũng được bảo đàm, chọn một cây đàn guitar để học phải có chất lượng âm tốt, điều này là quan trọng bởi vì khi mới tập chơi bạn cần có cảm âm tốt thì sau này bạn mới có thể chơi đúng và cảm nhận âm thanh tốt trongquá trình học đàn guitar.


Tự tìm hiểu và rèn luyện


Với những kiến thức về nhạc lý thì bạn chỉ có thể tự học, tìm tòi và nghiên cứu thôi chứ không ai có đủ thời gian giúp bạn hiểu hết những vấn đề đó. Cùng với đó là sự luyện tập, dù có chỉ dạy tận tình đến mức nào đi nữa thì bạn cũng cần phải tự mình luyện tập và cảm nhận thì mới tiến bộ được.





Một người giúp bạn học đàn guitar



Khi mới bắt đầu học đàn guitar sẽ có rất nhiều điều bạn không biết, do đó bạn cần một người chỉ bạn cách học đàn từng bước, cách đặt tay, dạy bạn về cách đánh nốt và nhạc lý của âm thanh. Người đó có thể là bất kỳ ai, từ bạn bè, các anh chị hay các nơi dạy đàn guitar chuyên nghiêp.





Xác định phương pháo học đàn guitar



Bạn cần xác định mục tiêu của mình để chọn cho mình một phương pháp học đàn guitar hiệu quả. Nếu bạn muốn trở thành một tay chơi guitar biểu diễn chuyên nghiệp thì cách học đàn guitar của bạn phải khác thông thường, bạn phải học áp lực lớn hơn, với những người thầy giỏi hơn và chuyên nghiệp hơn.

Còn nếu bạn chỉ muốn học đàn guitar ở mức có thể đệm hát với bạn bè hoặc bạn không có nhiều thời gian để luyện tập thì bạn sẽ có cách học đàn guitar dễ dàng hơn.






Không có năng khiếu có học đàn guitar được không



Học chơi đàn guitar cũng giống như những nhạc cụ khác, tài năng chỉ góp một phần nhỏ vào thành công vì chơi nhạc là việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì luyện tập. Ngày nay khi công nghệ phát triển đã có rất nhiều phương pháp giúp cho những ai yêu thích đàn guitar có thể học đàn guitar theo một giáo trình hiệu quả hơn, sự hỗ trợ tốt hơn. Cho nên hiện này có rất nhiều người học chơi đàn guitar thành công mà không kể đến việc ban đầu có năng khiếu âm nhạc hay không.










Tóm lại việc học chơi đàn guitar có khó không tùy thuộc vào đam mê và phương pháp học tập của bạn. Tóm lại tùy vào mục địch mà bạn sẽ học cách chơi đàn khác nhau, hãy cứ thư giản vì đây chỉ là một nhạc cụ, bạn có thể chơi đàn theo cách bạn muốn.

More aboutCách học đàn guitar không quá khó cho bạn

Sự khác nhau của đàn organ và đàn piano

Người đăng: manhhaok on Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Nhiều người vẫn thường thắc mắc về sựu khác nhau giữa đàn cơ và đàn điện, giữa đàn piano và đàn organ như thế nào. Sau đây chúng tôi sẽ làm rỗ sự khác nhau giữa hai loại đàn trên.

Hình dạng hay kiểu dáng của piano và đàn organ

Đàn organ chỉ là đàn điện nên cấu tạo khá gọn, cơ chế phát ra âm thanh nhờ điện. Còn piano cơ cần có hệ thống tạo âm thanh bằng cơ và cơ chế cộng hưởng nên piano cơ chiến không gian lớn hơn đàn organ

Chức năng của đàn organ và đàn piano

-Điều khác biệt cơ bản nhất là đàn piano là đàn cơ, cổ điển, đàn không cần dùng điện, còn đàn organ là đàn điện tử, phải có điện mới xài được .Tuy nhiên hiện nay đã có bán các loại piano điện giá rẻ tphcm mà bạn có thể mua tại các cửa hàng trong thành phố.

- Vì là đàn điện tử nên âm thanh của đàn organ không trung thực như đàn piano nhưng có thể giả lập nhiều âm thanh của nhiều nhạc cụ khác nhau và rất tiện về hòa âm phối khí cho người nhạc sĩ. ví dụ như tiếng Trống, bass, ghita, piano, violon…..và dĩ nhiên các tiếng này chi là giả lập nên sẽ không hay bằng các nhạc cụ chuẩn.

Nếu được phối hợp cùng các nhạc cụ chuẩn khác thì còn gì bằng, tuy nhiên ở Việt Namđàn organ được ưa chuộng nhất vì đàn organ có thể thay thế như 1 dàn nhạc, hơi không chuyên nghiệp nhưng tiện dụng và đỡ “hao.

-Đàn piano thì ngược lại, nó chỉ có 1 loại âm thanh, nhưng tiếng của nó thì thanh tao, cổ điển, trầm bổng tuyệt vời.

Nói về âm thanh trung thực hay không trung thực thì cũng đừng vội xét đoán nó nhé! Mỗi loại đàn có cái hay riêng của nó. Đàn Piano thường được sử dụng ở dàn nhạc cổ điển, bán cổ điển và xuất hiện ở những nơi sang trọng. 

Còn đàn organ được sử dụng một cách bình dân, đại trà hơn, có thể chơi chung với dàn nhạc và cũng có thể chỉ 1 mình nó cũng thành 1 dàn nhạc. Nói như nhiều người thì đàn piano là loại đàn đẳng cấp bậc nhất, nhưng sử dụng đàn organ lại tiện lợi hơn rất nhiều.
Với lại đàn piano cơ có giá khá cao so với giá của đàn organ hiện đại. Vì vậy dựa vào như cầu và điều kiện của từng người mà có sự lựa chọn phù hợp.
More aboutSự khác nhau của đàn organ và đàn piano

Tìm các bản nhạc có lời và nốt

Người đăng: manhhaok on Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Tìm các bản nhạc có lời và nốt. Sau đây là các bản nhạc có lời và nốt của các bài hát một thời để nhớ.


Tìm các bản nhạc có lời và nốt
Tìm các bản nhạc có lời và nốt 


Các bản nhạc có lời và nốt 

Bài hát em đứng giữa giảng đường

Bài hát em đứng giữa giảng đường


 Bài hát Những chiều không có em


 Bài hát Tình yêu bên dòng sông quan họ



Bài hát xin mai này có nhau
 Bài hát Xin mời người đến thăm nơi đây

Trên đây là các bản nhạc có lời và nốt  của một số bài hát vang bóng một thời ở Việt Nam được nhiều người ngưỡng mộ.
More aboutTìm các bản nhạc có lời và nốt

Cách đọc nốt nhạc guitar

Người đăng: manhhaok

Cách đọc nốt nhạc guitar . Đàn guitar là loại đàn nhẹ, cầm tay đeo lên người và dùng tay để gãy đàn. Các nốt nhạc trên đàn guitar nhìn có vẻ phức tạp và nhiều kiểu. Để nhớ được ta cần biết về các qui tắc lặp lại để nhớ thì sẽ dễ học hơn.

Cách đọc nốt nhạc guitar
Cách đọc nốt nhạc guitar 

Cách đọc nốt nhạc guitar 

Các nốt nhạc và vị trí trên đàn guitar:






Nhìn có vẻ phức tạp, nếu quan sát kĩ, ta sẽ nhận ra các điều sau:

+ Để dễ kí hiệu thì dấu giáng sẽ không được thể hiện, như vậy thay vì G giáng thì sẽ là F#. Và từ nay về sau cũng như vậy, chúng ta chỉ sử dụng dầu # thôi :D.

+ Đúng theo chu kì của một vòng Đô rê mi fa sol la xi, sau đó sẽ lặp lại và đương nhiên là cao hơn so với những nốt cũ, nhưng kí hiệu là giống nhau.

Cách ghi nhớ vị trí nốt nhạc trên cần đàn Guitar:


– Các nốt trên dây số 1 (Ngăn 1 – 12)
– Các nốt trên dây số 2 (Dây Si)
– Các nốt trên dây số 2 (Ngăn 1 – 12)
– Các nốt trên dây số 3 (Dây Sol)
– Các nốt trên dây số 3 (Ngăn 1 – 12)
– Các nốt trên dây số 4 (Dây Re)
– Các nốt trên dây số 4 (Ngăn 1 – 12)
– Các nốt trên dây số 5 (Dây La)
– Các nốt trên dây số 5 (Ngăn 1 – 12)
– Các nốt trên dây số 6 (Dây Mi)
– Các nốt trên dây số 6 (Ngăn 1 – 12)

Mỗi người chơi Guitar sẽ có một cách riêng để ghi nhớ nhanh hơn, nhưng cách phổ biến và đơn giản nhất mà các bạn nên thuộc lòng chính là “ quy tắc tam giác kỳ diệu”. Quy tắc đó chỉ dựa trên 2 tam giác, và với 2 tam giác đó, chúng ta có thể dễ dàng định vị các nốt trên cần đàn.



More aboutCách đọc nốt nhạc guitar

Các nốt nhạc trên phím đàn organ

Người đăng: manhhaok

Các nốt nhạc trên phím đàn organ giống như các nốt nhạc trên phím đàn piano cho nên việc nhớ các nốt nhạc này cũng tương đối dễ.



Các nốt nhạc trên phím đàn organ
Các nốt nhạc trên phím đàn organ 

Đàn organ có hình dạng giống như đàn piano với một bảng điều khiển ở trên.Đa số các loại đàn organ hiện nay sử dụng công nghệ DSP và chia làm hai loại là organ thông thường (61 phím) và piano điện tử (88 phím)


Đàn organ sử dụng nguồn điện để hoạt động hoặc dùng pin và đây cũng là nhược điểm của nó so với các loại nhạc cụ truyền thống vì không sử dụng được khi không có điện.

Các nốt nhạc trên phím đàn organ 


Bạn quan sát trên phím đàn có chùm 2 phím đen và chùm 3 phím đen. Nốt ở giữa chùm 2 phím đen là nốt RÊ, nốt bên trái rê là nốt ĐÔ, nốt bên phải rê là MI.




Tên nốt nhạc trên phím đàn


Ở chùm 3 phím đen, nốt đầu tiên là FA, nốt tiếp theo là SOL, tiếp nữa là LA và cuối cùng là SI. Bây giờ bạn đã biết 7 nốt nhạc trên phím đàn chưa?

Cách nhận biết 7 nốt nhạc trên khuôn nhạc thế nào?

Quy luật của vị trí nốt nhạc nằm trên khuôn nhạc là: trên 5 dòng kẻ của khuôn nhạc, những nốt nhạc sẽ nằm trên dòng kẻ nhạc hoặc nằm trong khe giữa 2 dòng kẻ. Chỉ có 2 vị trí đó mà thôi.







Và ta tính theo thứ tự của 7 nốt nhạc đó là ĐÔ – RÊ – MI – FA – SOL – LA – SI, đây là thứ tự bất di bất dịch của 7 nốt nhạc, nó giống như thứ tự của số tự nhiên 1-2-3-4-5-6-7-8-9 vậy.

Dòng kẻ đầu tiên tính từ dưới tính lên đó là nốt MI, nốt giữa dòng kẻ thứ 1 và thứ 2 là nốt FA, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 2 là nốt SOL, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và 3 là nốt LA, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 3 là nốt SI, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 3 và 4 là nốt ĐÔ, nốt nằm trên dòng thứ 4 là RÊ, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 4 và 5 là MI, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 5 là LA. Cứ như vậy, bạn cứ tính theo thứ tự sẽ rất là nhanh nhớ các nốt nhạc.

Ngoài 5 dòng kẻ chính thì có các dòng kẻ phụ, nàm ngoài khuôn nhạc. Dòng kẻ phụ này chỉ xuất hiện khi có nốt nhạc ,à thôi.

Dòng kẻ phụ đầu tiên từ dưới tính lên đó là nốt ĐÔ, nốt nằm giữa đường kẻ phụ thứ 1 và dòng kẻ thứ 1 là nốt RÊ.


Vậy chúng ta đã biết các nốt nhạc trên phím đàn organ có vị trí giống như của đàn piano rồi. Việc sử dụng đàn organ cũng có những điểm giống như sử dụng đàn piano.
More aboutCác nốt nhạc trên phím đàn organ

Ký hiệu các nốt nhạc trong bản nhạc

Người đăng: manhhaok

Ký hiệu các nốt nhạc trên khuông nhạc thể hiện độ cao, âm sắc tạo nên một bản nhạc. Ngoài sáu cách ký hiệu thông thường thì còn thêm các nốt thăng, giáng tạo nên sự đa dạng nhiều âm sắc cho bản nhạc.

Ký hiệu các nốt nhạc trong bản nhạc
Ký hiệu các nốt nhạc trong bản nhạc



Ký hiệu các nốt nhạc 


Trong âm nhạc, nốt nhạc có 2 ý nghĩa chính:

Nó là một kí hiệu dùng kí hiệu nhạc để biểu thị thời gian tương đối về độ cao (âm nhạc) của âm thanh;


Một âm thanh cao độ của chính nó.

Để ghi lại một bản nhạc một cách chính xác, người ta dùng sử dụng các kí hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khóa nhạc... và nốt nhạc. Nốt nhạc giúp nhận biết được cao độ và trường độ của âm thanh.

Tên các nốt nhạc


Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là: Đồ (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Son (G), La (A), Si (B). Nốt thứ 8, hay quãng tám, có tên giống hệt như nốt thứ nhất, nhưng gấp đôi tần số so với nốt thứ nhất.

Ký hiệu 

Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết. Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra. Khoá nhạc là một hình vẽ nằm ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá nhạc giúp ta nhận ra tên các âm (tên nốt nhạc) trên khuông nhạc.

khóa son
khóa son
                                      

 Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Son và khoá Pha. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Son. Khoá Son có miệng khoá mở từ dòng 2. Tên nốt nhạc nằm ở dòng 2 là nốt Son. Từ nốt Son ta tính được các nốt khác trên khuông. 

 
Ký hiệu các nốt nhạc như trên giúp chúng ta tạo ra các âm thanh đa dạng cho những bài hát thuộc mọi thể loại.
More aboutKý hiệu các nốt nhạc trong bản nhạc

Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc

Người đăng: manhhaok

Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Trên khuông nhạc có các nốt nhạc được bố trí theo đúng các âm điệu mà người sáng tác muốn thể hiện. Vị trí nốt nhạc cũng là các qui chuẩn chung giúp cho người sáng tác và người hát có qui chuẩn để hiểu được bản nhạc.

Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc
Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc


Để thống nhất việc ghi chép các nốt nhạc tiện lợi cho việc sáng tác và sử dụng thì người ta có qui chuẩn qui định về vị trí các nốt nhạc:

Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc:

-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải.
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái.




Cách ghi nhạc ở bài hát một bè:

-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.
-Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý.
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.





Cách ghi đuôi nốt có dấu móc:

Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải:

Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo)

-Tất cả các nốt ở bè trên đuôi nốt viết quay lên.
-Tất cả các nốt ở bè dưới đuôi nốt viết quay xuống.





Gạch ngang trường độ:

Thông thường khi viết một ca khúc, các nốt nhạc được tách rời ứng với lời ca.
Đối với các bản nhạc không lời, các dấu móc đi liền nhau có thể được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ.




Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc 


Theo thứ tự 7 tên nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son như sau:


Trên đây là vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc mà bạn đã biết để nếu có sáng tác ra một kiệt tác âm nhạc thì  vẫn có người hiểu và hát được.
More aboutVị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc